Hotline: 0982362004

Có những loại kính ốp bếp nào phổ biến trên thị trường

Kính ốp bếp ngày nay đã trở nên rất thông dụng bởi tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên, bạn đã hiểu hết những tính năng ưu việt và cách bảo quản kính sao cho luôn sạch mới chưa? Hãy theo dõi bài viết này để có thêm kinh nghiệm trong việc chọn lựa kính bếp.

3 loại kính ốp bếp phổ biến nhất

Kính ốp bếp ngày nay đã trở nên rất thông dụng bởi tính tiện dụng của nó. Tuy nhiên, bạn đã hiểu hết những tính năng ưu việt và cách bảo quản kính sao cho luôn sạch mới chưa? Hãy theo dõi bài viết này để có thêm kinh nghiệm trong việc chọn lựa kính bếp.

  • Kính thường (kính thủy)
  • Kính dán an toàn (kính laminate)
  • Kính cường lực an toàn (kính temper)

Khu vực bàn bếp, đặc biệt là vị trí quanh chỗ nấu nướng và bồn rửa bát, ở đây thường xuyên đọng nước, dễ phát sinh nấm mốc, gây ra màu đen loang lổ, vừa làm hỏng tường vừa mất mỹ quan

1. Kính thường:

  • Ưu điểm của kính thường so với hai loại kính còn lại là giá rẻ và dễ gia công,
  • Nhược điểm của kính thủy là tính dễ vỡ do bị va đập hoặc tác động bởi nhiệt độ cao từ khu đun nấu… Các mảnh vỡ của kính thường có tính sát thương lớn, không may vương vào đồ ăn sẽ nguy hiểm đến sức khỏe.

2. Kính dán an toàn:

  • Ưu điểm của kính dán an toàn là khả năng chống vỡ tốt hơn so với kính thủy, màu sắc đa dạng và rẻ tiền hơn so với kính màu phun sơn.
  • Nhược điểm của kính dán an toàn là lớp keo dán giữa hai lớp kính dễ bị ố màu nếu không cẩn thận để ngấm nước hoặc bị rạn nứt sau thời gian sử dụng lâu ngày. Hơn nữa, trừ phi kính dán an toàn được sản xuất bằng hai lớp kính cường lực ép vào nhau, thì khả năng chịu nhiệt mới tốt, với loại kính dán cường lực an toàn này giá thành sẽ đội lên cao nhất dẫn đến tốn kém không cần thiết.

3. Kính cường lực:

  • Ưu điểm của kính cường lực là khả năng chống va đập và chịu nhiệt tốt nhất.
  • Nhược điểm của kính là không thể gia công được sau khi đã trải qua quá trình tôi luyện, do đó việc lấy số đo và kích thước của bếp phải chính xác ngay từ ban đầu.

Kính là thành phần lắp sau cùng, sau khi lắp đặt tủ bếp, khoét lỗ ổ cắm điện, móc treo dao thớt… thì mới đến công đoạn đo đạc, xác định kích thước cho kính ốp bếp. Bạn không phải lo vấn đề trên vì đây là hàng may đo, yêu cầu sẽ do bạn đưa ra, kích thước & kỹ thuật do thợ xử lý.

4. Độ dày kính ốp đối với:

  • Kính cường lực chỉ cần 5 mm
  • Kính dán an toàn là 6,38 mm
  • Kính thường nên từ 10 mm

Độ dày lớn hơn tương ứng giá thành cũng cao lên, tuy bếp là nơi vẫn xảy ra va đập nhưng không đáng kể, do đó không nên tốn tiền để sử dụng loại kính dày.

Những năm trước đây, kính màu ốp tường bếp thường là kính thường hoặc kính dán, hoặc dán đề-can lên mặt sau kính. Tuy nhiên, đây là một lựa chọn không tốt bởi những hạn chế về độ an toàn và tính thẩm mỹ thấp.

Ngày nay, kính màu ốp bếp đã trở nên thông dụng với nhiều gia đình bởi những ưu điểm tuyệt vời của nó đem lại. Theo kinh nghiệm của Việt Glass đã hoạt động trong ngành kính nhiều năm, bạn nên sử dụng kính cường lực bởi tính an toàn của nó. Nếu kính cường lực có vỡ thì cũng sẽ vỡ vụn dạng hạt ngô, giảm tính sát thương cho người dùng.

Kính màu làm ốp bếp có độ dày lý tưởng là 6mm – 8mm, độ dày vừa phải sẽ làm cho màu sơn trở nên chuẩn màu và rực rỡ nhất, bởi trong kính luôn có hàm lượng oxit sắt nhất định sẽ làm kính có ánh xanh. Nếu sử dụng độ dày quá lớn, màu sắc sẽ giảm đi.

Cách bảo quản và vệ sinh kính màu ốp bếp

Theo thời gian sử dụng, sẽ xuất hiện dầu mỡ bám trên bề mặt kính. So với đá thì kính dễ dàng vệ sinh lau chùi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn không thường xuyên vệ sinh thì các mảng bám dầu mỡ sẽ làm không gian căn bếp trở nên rất khó nhìn. Bạn có thể dùng những cách dưới đây để giữ cho tường kính bếp luôn sạch bóng nhé:

  • Chanh, củ cải trắng, hành tây thái lát: Bạn có thể dùng 3 nguyên liệu trên, thái lát xoa lên bề mặt rồi lau lại bằng giấy hoặc hoặc khăn mịn. Kính bếp của bạn sẽ lại sạch bóng.
  • Thuốc đánh răng: Dùng khăn mịn, bôi ít kem đánh răng lên rồi lau kính rất tốt.
  • Rượu trắng: Dùng rượu trắng thấm một ít vào khăn rồi lau lên bề mặt kính sẽ sạch bóng trở lại.
  • Nước rửa kính: Bạn có thể mua nó tại các cửa hàng tạp hóa, dùng bình xịt trực tiếp lên kính rồi lau bằng khăn.
  • Nước đa năng Cif: Dung dịch này lau kính rất tốt, bạn có thể tìm nó tại bất kỳ cửa hàng tạp hóa nào.

Sản phẩm liên quan

Zalo Zalo:0982362004 Zalo
Hotline:0982362004
Send SMS SMS:0982362004 >Nhắn tin Facebook Nhắn tin Facebook